Bỏ qua nội dung

Cách làm nước tương, tương hột

Tháng Tám 21, 2013
Đậu nành

Đậu nành

Nguyên vật liệu:

– Một hũ thủy tinh hay khạp sành có nắp đậy
– Đậu nành loại tốt:  1 kg (loại bỏ hạt đậu bị mọt, bị mẻ)
– Thính gạo rang: 150 gr
– Muối:  750 gr
– Nước:  5 lít

Cách thực hiện: 

– Đậu nành vo rửa thật sạch đất, cát rồi cho vào thau nước sạch ngâm khoảng 6 tiếng hoặc qua đêm.  Nhớ đậy kỹ thau để ngăn bụi hay muỗi mòng rơi vào.
– Cho đậu và cả nước ngâm đậu vào nồi thêm ít nước vào nấu chín nhưng không mềm nhừ để tránh bị nát khi làm tương.
– Cho đậu ra rổ, ở dưới là thau để hứng lấy nước đậu nành.
– Đậu nành sau khi hấp để hơi nguội (sờ vào thấy hơi ấm tay) thì cho thính gạo rang vào trộn đều.

Đậu nành sau khi trộn thính

Đậu nành sau khi trộn thính

– Ủ đậu nơi kín gió cho đậu lên men.  Thời tiết nắng nóng chỉ cần ủ đậu một ngày là được nhưng thường là hai ngày. 
– Nước luộc đậu nành cho vô nồi, thêm một lượng nước nữa cho đủ 5 lít, cho 750gr muối vào rồi nấu sôi lên, nhớ hớt bọt cho sạch. Nước muối nguội hẳn mới cho vào hũ / khạp để chứa sẵn, chờ đậu nành sau khi được ủ lên men thì cho vào cùng.
– Đậy kỹ nắp hũ / khạp, bên ngoài nắp nên bọc thêm một lớp ni-lông rồi nịt băng keo cho kín (để tránh bụi trong suốt thời gian phơi nắng, phơi sương).
– Đưa hũ / khạp chứa đậu ra sân phơi và nơi có nắng tốt chiếu vào thường xuyên.  

Lưu ý:  Trong quá trình phơi ủ đậu ta không nên mở nắp cho đến khi ra thành phẩm.

– Sau 3-6 tháng phơi như vậy ta sẽ thu được thành phẩm nước cốt tương hạng nhất.

Nước tương

Nước tương

– Sau khi lấy chừng một lít nước cốt tương hạng nhất ra, phần nước cốt tương còn lại trong hũ / khạp cứ để vậy.  Nấu 3 lít nước với ½ kg muối, hớt bọt để nguội, lọc sạch rồi cho vào hũ / khạp để ủ tiếp vài tháng để cho ra nước tương ngon hạng hai.
– Sau hai lần ủ đậu và thu được cốt nước tương (hạng nhất và hạng hai), cho vào phần xác đậu nành còn lại 200g đường mật trộn đều và đậy kỹ để dành ăn dần./.

Tương hột

Tương hột

Lê Cẩm Thủy – NƯỚC MẮM CẨM VÂN NHA TRANG 

(Bài và ảnh:  Sưu tầm)

From → Uncategorized

6 bình luận
  1. Chào chị THỦY,

    Thật là thú vị với những bài viết hay như thế này!

    Với cách làm nước tương trên, hi vọng mình sẽ có được món nước chấm thanh đạm và nhiều sức khoẻ.

    Đậu nành quả là thứ thuốc tuyệt vời mà không có phản ứng phụ.

    Bạn có thể chia sẻ nhiều hơn không?

    Chúc bạn thành công, may mắn và tươi vui!

    Nhẫn Tiêu – Thời Trang Áo Cưới VN
    http://www.ThoiTrangAoCuoiVN.wordpress.com

  2. Chào chị Thủy!

    Cảm ơn bài viết rất hay và bổ ích của chị.

    Khi đọc xong bài viết này, em mới hình dung ra tất cả những công đoạn của làm nước tương.

    Em cũng thấy phải mất nhiều thời gian và rất tỉ mỉ thì mới tạo ra đứa con tinh thần ngon như vậy được.

    Tuy nhiên, em có một thắc mắc, mong chị giải đáp cùng em :
    Ngày nay, số lượng nước tương làm ra ngày càng nhiều nhưng với cách này thì phải mất thời gian khá dài, vậy các doanh nghiệp làm cách nào để đáp ứng nhu cầu thị trường được?

    Và có rất nhiều loại đậu nành, làm sao chúng ta có thể chọn loại đậu tốt để làm nước tương ngon được ?

    Cảm ơn chị rất nhiều!

    Trịnh Đình Tý- Chủ sáng lập công ty Truyền thông Benet

    Điện thoại : 0938564969
    Email : trinhdinhty116@gmail.com
    Web : http://www.VietPR.net
    Face : http://www.facebook.com/TrinhDinhTy

  3. Chào chị Cẩm Thủy !

    Cảm ơn chị đã chia sẻ bí quyết làm nước tương và tương hột thật ngon. Trước giờ chỉ mua thành phẩm để dùng chứ ít khi tự tay làm để dùng, bởi đơn giản cũng không biết cách làm chị ạ. Đọc được chia sẻ của bạn, chắc phải về mách bà xã làm thử để trải nghiệm mới được.
    À, chị cho tôi hỏi thính gạo rang đó có thể tìm ở đâu, tôi nghe cái tên hơi lạ, có vẻ như tên vùng. Có phải nó là bột gạo rang không ạ?

    Rất cảm ơn chị, chúc chị sức khỏe và có nhiều chia sẻ mới cho khách hàng.

    Nguyễn Công Quang – Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn
    Web : http://cayxanhgianguyen.com/

    • Chào anh Nguyễn Công Quang – Công Ty Cây Xanh Gia Nguyễn,

      Cảm ơn anh đã đọc và quan tâm đến nội dung bài chia sẻ. Vâng, thính gạo (còn gọi là thính) có thể được làm ở nhà, không quá mất công anh ạ.

      Gạo sau khi ngâm (khoảng 15 phút) sẽ được rang cho vàng, đến khi dậy mùi thơm thì lấy ra để nguội, sau đó xay (bằng máy xay café / tiêu) hoặc giã cho thật mịn rồi cho vào lọ, đậy nắp kín và cất nơi khô ráo, thoáng mát, để dành dùng dần.

      Thính thích hợp trong các món nem chạo, gỏi cá, bê thui, dê tái thính, bì (cơm tấm),…

      Do thính có mùi thơm rất đặc biệt nên còn được dùng để nhử mồi khi đánh vó tôm hoặc câu cá. 🙂

      Lê Cẩm Thủy – PGĐ DNTN Nước Mắm Cẩm Vân

  4. Chào bạn.

    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn nhé ! Trước đây chỉ biết thưởng thức thôi, chứ không biết cách làm như thế nào. Bây giờ đọc bài viết của bạn đã hiểu hơn rồi. Công nhận là cách làm nước tương nhiều công đoạn và kỹ càng quá ha.

    Cho mình hỏi là công ty bạn có làm nước tương không ?

    Chúc bạn thành công trong kinh doanh và cuộc sống.

    Đỗ Minh Tâm
    Công ty Ngân Phát Thịnh
    Web: http://bongtaibac.com/

    • Chào bạn Đỗ Minh Tâm – Công Ty Ngân Phát Thịnh,

      Bên mình chỉ kinh doanh mỗi mặt hàng nước mắm truyền thống (nước mắm nguyên chất) thôi bạn ạ.

      Bài viết “ngoài luồng” về nước tương, tương hột trên đây nhằm để bạn đọc tham khảo thêm.

      Cảm ơn bạn đã bớt chút thời gian vào thăm trang và đặt câu hỏi.

      Mến chúc bạn nhiều sức khỏe, doanh thu công ty ngày càng tốt bạn nhé.

      Lê Cẩm Thủy – PGĐ DNTN Nước Mắm Cẩm Vân

Bình luận về bài viết này